Search
Close this search box.

Biên phiên dịch – giỏi ngôn ngữ có phải tất cả?

Biên phiên dịch – một nghề nghiệp mà mọi người dễ liên tưởng khi nhắc đến những người học chuyên ngành ngoại ngữ, nhưng cũng như bất cứ ngành nghề nào, kiến thức nền chỉ mới là khởi điểm. Để có thể gắn bó lâu năm và thành thạo trong nghề, chúng ta vẫn cần trau dồi thêm nhiều yếu tố bổ trợ khác nữa.

Qua bài viết này, mời các bạn cùng tìm hiểu về một vài câu chuyện dịch thuật, cũng như bật mí một số câu hỏi phổ biến về nghề dịch nhé!

Không đơn thuần chỉ là…dịch

Vai trò chính của biên phiên dịch là chuyển tải ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích sao cho giữ vẹn nguyên ý nghĩa, giúp hai bên đối phương hiểu nhau và đạt được mục đích mong muốn. Biên dịch là người dịch viết còn phiên dịch là người dịch nói. Người biên dịch sẽ là “bạn thân” với các dạng văn bản, câu chữ vì vậy các tác phẩm của họ đa phần là sách báo, tài liệu thường thức và học thuật, ấn phẩm văn bản,… Với các phiên dịch viên, họ sẽ xuất hiện thường xuyên tại các cuộc họp, giao kết, ký kết, hội nghị hoặc phiên dịch phim truyện, đôi khi tham gia trở thành diễn viên lồng tiếng ngay trong phim đó. Một số dạng phiên dịch cơ bản gồm dịch đuổi (consecutive interpreting), dịch song song hay còn gọi là dịch đồng thời hoặc dịch cabin (simultaneous interpreting), dịch tiếp sức (relay interpretation) và dịch thầm (whispered interpreting) …

Nếu được trả lời cho câu hỏi “Đi làm phiên dịch chỉ là dịch thôi nhỉ?” thì nó còn nhiều hơn thế. Việc dịch đúng là việc chính nhưng để làm được việc chính này, bạn còn cần làm nhiều việc phụ để nâng hiệu quả lên cao nhất. 

Lấy ví dụ về dịch phim, chúng ta không thể chỉ chăm chăm dịch sao thật sát, thật chuẩn mà cần phải đi kèm sự cân nhắc, tóm gọn làm sao cho câu thoại dịch kịp theo thời lượng, tiết tấu, dễ hiểu cho người xem. Tùy vào thể loại phim mà còn có các tên riêng, thuật ngữ, tiếng lóng, biệt danh, biệt ngữ (thường xuất hiện trong phim viễn tưởng),… Điều đặc biệt nữa là trong phim, truyện còn cần có cái ”hồn” cảm xúc, vì thế dịch giả còn phải cân nhắc sử dụng từ ngữ làm sao để thể hiện được các cung bậc tình cảm, tính cách của nhân vật, cũng như tinh thần tư tưởng của toàn tác phẩm.

Về vấn đề này các bạn có thể đọc thêm trong bài viết về việc biên dịch phim Hàn của hai chị Lê Diệu Linh và Nguyễn Thanh Huyền:

https://vietcetera.com/vn/dich-phim-cho-netflix-chi-nguoi-trong-nganh-moi-hieu

Đối với biên dịch sách, tác phẩm văn học người dịch giả có khi phải đọc nguyên tác 5 – 10 lần là chuyện bình thường để hiểu hết các tầng nghĩa, thông điệp người viết muốn truyền tải thậm chí là hoàn cảnh ra đời, các sách trước đó cùng tác giả,…Thời gian dịch sách chính lúc họ “sống” cùng sách và thế giới ngôn từ của một người khác.

Khi dịch trực tiếp tại hội nghị, dù dịch cabin hay dịch đuổi, người dịch cũng cần phải phản ứng nhanh cùng vốn từ phong phú để tái hiện lại thông điệp và tránh để sót chữ nghĩa. Để làm được điều này, bên cạnh việc dịch giỏi họ đã luôn phải cọ xát, va chạm thực tế và không ngừng thực hành mỗi ngày. 

Giỏi ngoại ngữ, liệu đã đủ?

Tiếp đến, hãy cùng điểm danh một vài kỹ năng mà một biên phiên dịch viên cần có để chinh phục từng buổi dịch/thành phẩm trọn vẹn nhé! Ở câu hỏi trên, chúng ta đã thấy được việc dịch còn phải cân nhắc rất nhiều yếu tố phụ và việc trau dồi vốn từ. Đó cũng là kỹ năng không thể thiếu của một dịch giả.

Ngoài kỹ năng “cứng” về chuyên môn dịch và ngoại ngữ, kỹ năng mềm chưa bao giờ là “lỗi thời” trong nghề dịch. Những điều đó bắt đầu từ việc quản lý thời gian, tự học trau dồi từ vựng, tra cứu thông tin về lĩnh vực mình dịch. Bên cạnh đó còn cần đề cao tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật, cẩn trọng trong bất cứ bài dịch nào dù lớn hay nhỏ, song song đó sự chuyên nghiệp và khả năng nhạy bén ứng phó mềm dẻo với mọi tình huống cũng rất cần thiết.

Anh Đàm Huy Phát – biên phiên dịch viên chuyên nghiệp chia sẻ “Mỗi ngành con đều đòi hỏi kỹ năng riêng biệt khác nhau. Nếu dịch viết đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn thì dịch nói đôi lúc không có gì hết để chuẩn bị. Làm sao chúng ta ứng phó thì tuỳ theo kinh nghiệm của mỗi người. Nếu không làm đàng hoàng tử tế, có thể là công việc cuối cùng trong sự nghiệp”.

Các bạn có thể đọc thêm về trải lòng của anh Đàm Duy Phát với nghề dịch ở đây:

https://hcmussh.edu.vn/tin-tuc/bien-phien-dich-khong-chi-la-cau-chuyen-dich-thuat

Cuối cùng, đó là hãy chuẩn bị tốt cho tất cả tình huống và tiếp tục hoàn thiện công việc của mình. Chắc chắn, sự hoàn hảo trong mọi tác phẩm và buổi dịch trực tiếp mà không xảy ra bất cứ sai sót và vấp váp trong suốt quá trình dịch. Nếu lỡ dịch sai một vài từ, nhận biết lỗi sai và tiếp tục dịch, bạn có thể nói xin lỗi, dịch nhanh lại đoạn vừa sai và đi tiếp tiến độ chương trình. Hoặc khi vướng mắc lỗi kỹ thuật như micro bị hỏng khiến bạn dịch chậm, mất tín hiệu với diễn giả trên sân khấu hãy bình tĩnh xử lý nếu bạn biết cách chỉnh sửa, nếu không, hãy ra hiệu với ban tổ chức và nhân viên hậu đài. Đối với các văn bản, sách báo hãy luôn lắng nghe và cầu thị ý kiến đóng góp từ phía độc giả để hoàn thiện hơn ở những lần tái bản sau. Hãy cẩn thận trong từng câu nói, chữ viết bởi bạn chính là người thư ký gắn kết mọi ngôn ngữ và con người lại gần nhau.

Tổng kết:

Trong thời đại phải chịu nhiều cạnh tranh đến từ AI, Internet và các công cụ dịch máy đáng gờm, nếu muốn gắn bó lâu dài với nghề dịch, chúng ta phải luôn không ngừng nỗ lực cố gắng trau dồi chính mình, giữ lửa nhiệt huyết và cái tâm với nghề nhiều hơn nữa. Nếu các bạn có hứng thú với nghề dịch và cảm thấy có thể sẵn sàng với những thử thách trên, vậy thì còn chần chừ gì nữa, hãy thử thôi nào.

Chia sẻ :

Bài viết mới

Consulting Request

Please provide the information below and Joie Garden will contact you for a free consultation.

Consulting Request

Please provide the information below and Joie Garden will contact you for a free consultation.