Dịch thuật công chứng là quá trình dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc dịch tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và sau đó được chứng nhận tính xác thực, hợp pháp bằng cách công chứng tại cơ quan có thẩm quyền. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách soạn bộ hồ sơ dịch thuật công chứng.
1. Đối tượng yêu cầu công chứng bản dịch
Bất kỳ ai có nhu cầu dịch thuật công chứng và đảm bảo các quy định của Luật công chứng đều có quyền yêu cầu công chứng bản dịch:
– Cá nhân, tổ chức Việt Nam;
– Cá nhân, tổ chức nước ngoài.
* Những trường hợp không được công chứng bản dịch thuật:
– Nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, mang tính xúi giục, tạo điều kiện cho các giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;
– Bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của công chứng viên, các mối quan hệ thân thích của công chứng viên (như vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi) hoặc tổ chức hành nghề công chứng nơi văn bản được yêu cầu dịch thuật công chứng.
– Bản chính được cấp sai thẩm quyền, không hợp lệ, bản chính giả.
– Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt, hư hỏng hoặc cũ nát không thể xác định rõ nội dung.
– Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước, bị cấm phổ biến hoặc trên bản chính có dấu cảnh báo không được dịch.
2. Giá trị pháp lý của văn bản dịch thuật công chứng
Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
3. Hồ sơ dịch thuật công chứng
Sau khi kiểm tra giấy tờ, văn bản gốc được yêu cầu dịch thuật đảm bảo không thuộc vào các trường hợp nêu trên thì bạn có thể bắt đầu soạn hồ sơ dịch thuật công chứng.
Bao gồm:
- Bản chính giấy tờ, văn bản được dịch
- Bản sao của bản chính giấy tờ, văn bản được dịch
(Bản dịch sẽ được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai)
- Phiếu yêu cầu công chứng
(Là giấy tờ xác minh và giấy tờ có liên quan luôn được đính kèm trong hồ sơ yêu cầu công chứng.)
Hiện nay, Luật Công chứng không quy định mẫu Phiếu yêu cầu công chứng cụ thể, nhưng chủ thể yêu cầu công chứng bản dịch cần đảm bảo các thông tin cơ bản như: Kính gửi ai? Các thông tin nhân thân như họ tên, ngày tháng năm sinh, CMND/CCCD/Hộ chiếu, địa chỉ thường trú/tạm trú, điện thoại; hoặc thông tin tổ chức; nội dung yêu cầu công chứng, danh sách giấy tờ nộp kèm theo Phiếu yêu cầu, chữ ký của người yêu cầu công chứng và người nhận hồ sơ.
Tải mẫu tại đây:
Dịch thuật công chứng hiện nay cực kỳ phát triển bởi nhu cầu tăng cao của nhiều cá nhân, tổ chức trong việc hợp pháp hoá các giấy tờ, văn bản được dịch. Và bạn có thể thực hiện yêu cầu dịch thuật tại Phòng Tư pháp một cách dễ dàng và nhanh chóng nếu nắm rõ các điều kiện, yêu cầu đối với văn bản cần dịch thuật công chứng và những hồ sơ cần chuẩn bị.
Để hiểu rõ hơn về thủ tục dịch thuật trong công chứng, đọc tại : https://joiegarden.vn/dich-thuat-trong-cong-chung-chung-thuc-chu-ky-nguoi-dich/
Tham khảo thêm:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Luat-Cong-chung-2014-238638.aspx