Tiêu chuẩn (tiếng Anh) | Ý nghĩa tiếng Nhật | Ý nghĩa tiếng Việt |
ISO International Organization for Standardization | 国際標準化機構 | Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế |
ISO 22000 | 食品安全 マネジメント システム | Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm |
ISO là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới.
Trong đó ISO 9001 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng (QMS) của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO). Đây là một khuôn khổ được công nhận trên toàn cầu, có thể áp dụng cho hầu hết mọi ngành nghề, lĩnh vực.
TCVN Vietnam Standards | ベトナムの工業規格 | Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam |
Hiện nay đã có hàng nghìn TCVN bao gồm tiêu chuẩn cơ bản, tiêu chuẩn thuật ngữ, tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn phương pháp thử và lấy mẫu, tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản.
Các lĩnh vực đã có TCVN như cơ khí, luyện kim, giao thông vận tải, xây dựng, hóa chất, dầu khí, khoáng sản, nông nghiệp, thực phẩm, hàng tiêu dùng, môi trường, an toàn, điện, điện tử, công nghệ thông tin…
Một số TCVN về thực phẩm và môi trường:
– TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng
– TCVN/TC 207 Quản lý môi trường
– TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm
– TCVN/TC/F4 Phụ gia thực phẩm và các chất nhiễm bẩn
– TCVN/TC/F5 Vệ sinh thực phẩm và chiếu xạ
– TCVN/TC/F6 Dinh dưỡng và thức ăn kiêng
– TCVN/TC/F7 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
FDA Food and Drug Administration | 米国食品医薬品局 | Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ |
FDA là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ, thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. Trụ sở đóng tại Washington DC, Hoa Kỳ. Cục được lập năm 1906.
FDA chịu trách nhiệm cho việc bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng thông qua các quy định và giám sát an toàn thực phẩm, các sản phẩm thuốc lá, sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống, dược phẩm phải theo toa và không cần kê toa, vắc xin, dược sinh học, truyền máu, các thiết bị y tế, bức xạ điện từ các thiết bị phát, và các sản phẩm thú y.
Bất cứ nhà xuất khẩu nào nếu muốn đưa sản phẩm của mình vào Hoa Kỳ đều phải tuân thủ những quy định của Cục FDA và có được giấy chứng nhận FDA.
GMP Good Manufacturing Practice | 適正製造基準 | Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt theo các quy định của WHO (Tổ chức Y Tế Thế giới) |
Tiêu chuẩn GMP là hệ thống các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm kiểm soát các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất lượng sản phẩm, nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Tiêu chuẩn GMP liên quan đến mọi khía cạnh của quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng, kiểm soát các mối nguy từ thiết kế, lắp đặt nhà xưởng, dụng cụ chế biến, trang thiết bị máy móc, nguyên liệu đầu vào, đến quy cách đóng gói, bao bì, chế biến và bảo quản cũng như việc đào tạo và vệ sinh của nhân viên…. Điều này giúp đem lại một phương thức quản lý chất lượng có hệ thống, logic, khoa học, giảm tối thiểu rủi ro trong kinh doanh. ※ Khác với ISO 9001 áp dụng cho bất kỳ ngành còn GMP chỉ dành cho sản xuất thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm và thiết bị y tế. | ||
cGMP Current Good Manufacturing Practice | 現在の適正 製造基準 | Tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất hiện tại được thực thi bởi FDA |
CGMPs cung cấp cho các hệ thống đảm bảo thiết kế hợp lý, giám sát và kiểm soát các quá trình và các phương tiện sản xuất. Việc tuân thủ các quy định CGMP đảm bảo bản sắc, sức mạnh, chất lượng và độ tinh khiết của sản phẩm thuốc bằng cách yêu cầu các nhà sản xuất thuốc kiểm soát đầy đủ các hoạt động sản xuất. ※So với GMP, cGMP khắt khe hơn đòi hỏi chi phí cao hơn để đạt tiêu chuẩn vì để tuân thủ các quy định cGMP phải thay đổi toàn bộ máy móc, quy trình, công nghệ mới nhất hiện tại. | ||
GDP Good Distribution Practice | 医薬品の適正流通基準 | Tiêu chuẩn thực hành tốt phân phối thuốc |
Tiêu chuẩn GDP bao gồm các nguyên tắc cơ bản, các hướng dẫn chung nêu lên các yêu cầu cần thiết cho việc vận chuyển, bảo quản, phân phối thuốc để bảo đảm việc cung cấp thuốc đến tay người tiêu dùng một cách kịp thời, đầy đủ và có chất lượng như dự kiến. ※ Đây là GDP của ngành dược, còn một GDP ta thường thấy là Gross domestic product (国内総生産) – Tổng sản phẩm nội địa, dùng trong lĩnh vực kinh tế. | ||
GSP Good Storage Practices | 適正保管基準 | Tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc |
Tiêu chuẩn GSP là các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thành phẩm thuốc có chất lượng đã định khi đến tay người tiêu dùng. | ||
GLP Good Laboratory Practices | 試験実施適正基準 | Tiêu chuẩn thực hành tốt phòng kiểm nghiệm |
GLP là một hệ thống quản lý chất lượng dành cho các phòng thí nghiệm và tổ chức nghiên cứu để đảm bảo tính đồng nhất, nhất quán, độ tin cậy, khả năng tái tạo, chất lượng và tính toàn vẹn của các sản phẩm đang được phát triển cho con người hoặc sức khỏe động vật (bao gồm cả dược phẩm) thông qua các thử nghiệm an toàn phi lâm sàng; từ các đặc tính lý hóa qua các thử nghiệm độc tính từ cấp tính đến mãn tính. | ||
GPP Good Pharmacy Practices | 薬局の運営 管理基準 | Tiêu chuẩn thực hành tốt quản lý nhà thuốc |
GPP bao gồm các nguyên tắc cơ bản về chuyên môn và đạo đức trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc (nguyên tắc quản lý và tiêu chuẩn kỹ thuật) để bảo đảm việc sử dụng thuốc được chất lượng, hiệu quả và an toàn. |
FSMS Food Safety Management System hoặc FSM System | 食品安全マネジメント システム | Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm |
FSMS là một hệ thống cấp độ có tổ chức nhằm quản lý xác định, đánh giá và kiểm soát các rủi ro về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm trong một cơ sở sản xuất hoặc doanh nghiệp thực phẩm với mục tiêu đảm bảo rằng thực phẩm đến tay người tiêu dùng là an toàn và chất lượng.
※ Những khái niệm tương tự dễ nhầm lẫn:
FMS (Flexible manufacturing system – フレキシブル生産システム): Hệ thống sản xuất linh hoạt, biểu thị một tập hợp các phương tiện sản xuất và quản lý được tự động hóa, được thiết kế để tối ưu hóa quy trình sản xuất trong một môi trường sản xuất có tính biến đổi và đa dạng. Sự tích hợp của máy móc, máy tính và các thiết bị điều khiển trong FMS mang lại khả năng linh hoạt đáng kể cho các doanh nghiệp.
FSM (Field Service Management – フィールドサービス管理): Quản lý dịch vụ hiện trường là quá trình tổ chức, điều phối, và theo dõi các hoạt động lắp đặt, sửa chữa, bảo trì thiết bị/ hệ thống,… được thực hiện tại khách hàng hoặc ở các địa điểm làm việc ngoài văn phòng.
Tiêu chuẩn/ Chứng nhận HALAL | ハラール基準・認証宗教と食品衛生の専門家(ハラル認証機関)がハラルかどうかの検査をしてハラル性を保証する制度 |
Tiêu chuẩn Halal là tiêu chuẩn bao gồm các quy định, thể hiện sự phù hợp dành cho các khách hàng, người tiêu dùng là người Hồi giáo (theo đạo Hồi). Chứng nhận Halal là một căn cứ để chứng minh các cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm dược phẩm, TPCN, thực phẩm, mỹ phẩm đủ điều kiện xuất khẩu vào nước Hồi Giáo.
Organic production regulation | オーガニック認証 hoặc 有機農業認証 | Chứng nhận Organic |
Chứng nhận Organic hay còn gọi là chứng nhận hữu cơ là một yêu cầu để chứng minh một sản phẩm hoặc hoạt động đã đáp ứng các tiêu chuẩn hữu cơ. Thực phẩm được công nhận là hữu cơ là sản phẩm thực phẩm, nông sản trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi hoàn toàn không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, phân bón hóa học (đối với sản phẩm trồng trọt) hoặc hoàn toàn không sử dụng thuốc kháng sinh, hooc môn, thức ăn công nghiệp (đối với sản phẩm chăn nuôi).
Nếu doanh nghiệp muốn xuất khẩu nông sản hữu cơ sang các nước châu Âu, Mỹ, Nhật thì các doanh nghiệp phải đạt được một trong các tiêu chuẩn hữu cơ dưới đây:
– Chứng nhận Organic EU (European Organic Regulations – EUオーガニック認証/欧州連合オーガニック認証)
– Chứng nhận Organic USDA (United States Department of Agriculture – USDAオーガニック認証/米農務省オーガニック認証)
– Chứng nhận Organic NOP USDA (National Organic Program ・NOPオーガニック認証)
– Chứng nhận Organic JAS ( Japanese Agricultural Standards – JAS認証/ 日本農林規格)
HACCP Hazard analysis and critical control points | ハサップ 危害分析及び重要管理点 (食品衛生管理の 国際的な手法) | Hệ thống xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy đáng kể đối với an toàn thực phẩm |
HACCP là hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối nguy và các điểm kiểm soát trọng yếu. Đó là công cụ phân tích nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm. HACCP bao gồm những đánh giá có hệ thống đối với tất cả các bước có liên quan trong quy trình chế biến thực phẩm, đồng thời xác định những bước trọng yếu với an toàn chất lượng thực phẩm. Công cụ này cho phép tập trung nguồn lực kỹ thuật, chuyên môn vào những bước chế biến có ảnh hưởng quyết định đến an toàn chất lượng thực phẩm.
JIS Japanese Industrial Standards | 日本産業規格 | Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản |
JIS là các tiêu chuẩn áp dụng cho hoạt động công nghiệp ở Nhật Bản được điều phối bởi Ủy ban Tiêu Chuẩn Công Nghiệp Nhật Bản (Japanese Industrial Standards Committee – JISC) và được hiệp hội tiêu chuẩn Nhật Bản (Japanese Standards Association – JSA) xuất bản. JISC gồm nhiều ủy ban trên khắp nước Nhật và đóng vai trò trung tâm trong hoạt động tiêu chuẩn hóa ở Nhật.
QMS Quality management system | 品質マネジメントシステム | Hệ thống quản lý chất lượng |
QMS là một hệ thống hợp thức hóa các quy trình, thủ tục và trách nhiệm để đạt được những chính sách và mục tiêu về chất lượng. QMS giúp điều phối và định hướng hoạt động của doanh nghiệp, nhằm đáp ứng được khách hàng và các yêu cầu chế định, đồng thời nâng cao hiệu quả và năng suất hoạt động trên một nền tảng liên tục.
GAP Good Agricultural Practices | 農業生産 工程管理 | Tiêu chuẩn quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt |
GAP là những phương pháp cụ thể được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất thực phẩm cho người tiêu dùng hoặc chế biến an toàn và hợp vệ sinh.
Tiêu chuẩn GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm… Nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo an toàn cho thực phẩm, người sản xuất, môi trường và truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.
SDGs hoặc SDG
Sustainable Development Goals: Mục tiêu phát triển bền vững
Đây là lời kêu gọi của Liên Hợp Quốc (LHQ) đến tất cả các quốc gia trên thế giới nhằm giải quyết những thách thức lớn mà nhân loại phải đối mặt, hướng đến một tương lai tốt đẹp và bền vững hơn cho tất cả mọi người vào năm 2030. Mục tiêu phát triển bền vững được chia thành 17 mục tiêu cụ thể liên quan đến các vấn đề phổ biến nhất, từ đó đưa ra định hướng cho các cá nhân, doanh nghiệp, chính quyền và các quốc gia biết phải quan tâm tới vấn đề gì và làm thế nào để xóa đói giảm nghèo, bảo vệ trái đất khỏi những tác động sống của chính con người và đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi người.