Tìm kiếm
Close this search box.

Công ty nước ngoài thành lập công ty dịch thuật tại Việt Nam

Thành lập công ty dịch thuật trở thành vấn đề được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm vì các hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề giữa các nước đang ngày càng đẩy mạnh và dịch thuật trở thành công cụ quan trọng trong việc chuyển đổi ngôn ngữ giữa các quốc gia. Nhiều công ty nước ngoài muốn phát triển lĩnh vực này tại thị trường Việt Nam đã đặt câu hỏi rằng “Liệu công ty nước ngoài có được thành lập công ty dịch thuật tại Việt Nam hay không?” 

Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi này của bạn.

1. Điều kiện thành lập công ty dịch thuật

Ngành nghề dịch thuật đảm bảo thuộc ngành, nghề được tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, dịch vụ phiên dịch, dịch thuật không được đề cập trong Biểu cam kết WIPO, điều này có nghĩa là dịch vụ KHÔNG-CAM-KẾT

Đối với những trường hợp này, nước thành viên có thể tùy ý quyết định mở cửa hay không mở cửa, và mức độ mở cửa (nếu có) cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Cơ quan cấp phép sẽ xem xét, cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể. Các tiêu chuẩn có thể được đưa ra bao gồm: kinh nghiệm trong lĩnh vực phiên dịch, cam kết đầu tư lâu dài, có kế hoạch và vốn đầu tư phù hợp,…

Tìm hiểu các ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài tại đây: (Đính kèm file danh sách này)

Tìm hiểu Biểu cam kết WTO tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Cam-ket-318-WTO-CK 

(Mỗi nước thành viên của WTO phải đưa ra Biểu cam kết dịch vụ của mình. Biểu cam kết dịch vụ của một nước là tập hợp tất cả các cam kết cụ thể của nước đó về mức độ mở cửa trong từng ngành, phân ngành dịch vụ

2. Tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch thuật

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  • Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.
  • Trường hợp ngôn ngữ không phổ biến và người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học như trên thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch.

Để hiểu thêm về tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch, mời bạn đọc xem thêm tại: https://joiegarden.vn/dich-thuat-trong-cong-chung-chung-thuc-chu-ky-nguoi-dich/

3. Thủ tục chuẩn bị thành lập công ty dịch thuật

3.1. Xác định loại hình doanh nghiệp phù hợp với công ty dịch thuật.

  • Công ty dịch thuật cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với tổ chức hoạt động của công ty mình. 
  • Hiện nay có một số loại hình doanh nghiệp phổ biến như: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần.

3.2. Địa chỉ của công ty dịch thuật

  • Trụ sở chính của công ty sẽ được thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đây là địa điểm giao dịch, liên lạc của doanh nghiệp, nằm trên lãnh thổ Việt Nam, được xác định gồm số nhà, phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ví dụ: “Địa chỉ: L18-11-13, Tầng 18, Tòa nhà Vincom Center Đồng khởi, 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh”

  • Đảm bảo không thuộc khu vực cấm, không lấy chung cư, tập thể làm địa chỉ công ty.
  • Không sử dụng địa chỉ giả khi đăng ký kinh doanh.

3.3. Người đại diện theo pháp luật của công ty dịch thuật 

  • Người đại diện theo pháp luật có năng lực, khả năng, là người có vai trò quan trọng trong những quyết định của công việc liên quan đến công ty.
  • Người đại diện theo pháp luật là cá nhân đại diện công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch của công ty.

3.4. Đặt tên công ty dịch thuật

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đăng ký không trùng với tên bằng tiếng nước ngoài hoặc tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký. 

3.5. Kê khai vốn điều lệ khi thành lập công ty dịch thuật

  • Doanh nghiệp cần kê khai vốn điều lệ phù hợp với khả năng, điều kiện của công ty mình và tuỳ theo quy định ngành nghề đăng ký kinh doanh.
  • Đối với ngành nghề dịch thuật thì không có quy định mức vốn tối thiểu khi thành lập công ty. 

3.6. Ngành nghề đăng ký kinh doanh

Công ty dịch thuật có thể đăng ký kinh doanh ngành nghề: Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu (mã ngành 7490). Chi tiết là hoạt động phiên dịch (mã ngành 74909)

Như vậy, công ty nước ngoài có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực dịch thuật khi đáp ứng điều kiện về chủ thể doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh và các điều kiện khác khi hoạt động dịch thuật. 

Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ Joie Garden để được hỗ trợ tư vấn chi tiết. 

Nguồn tài liệu tham khảo:

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-Doanh-nghiep-so-59-2020)

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-Dau-tu-so-61-2020

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Cam-ket-318-WTO-CK

https://trungtamwto.vn/upload/files/wto/4-cac-hiep-dinh-co-ban.pdf

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Nghi-dinh-23-2015-ND-CP-cap-chung-thuc-ban-sao-tu-ban-chinh-chung-thuc-chu-ky-266857.aspx

Chia sẻ :

Bài viết mới

Yêu Cầu Tư Vấn

Xin gửi lại thông tin cho chúng tôi. Joie Garden sẽ liên hệ để tư vấn thêm cho bạn

Yêu Cầu Tư Vấn

Xin gửi lại thông tin cho chúng tôi. Joie Garden sẽ liên hệ để tư vấn thêm cho bạn