Tìm kiếm
Close this search box.

Dịch thuật trong công chứng  – Chứng thực chữ ký người dịch

Dịch thuật trong công chứng là thủ tục cần thiết đối với các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nước ngoài được quy định, hướng dẫn trong Luật Công chứng và quy định hướng dẫn liên quan. Bài viết xin chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức về dịch thuật trong công chứng và yêu cầu chứng thực chữ ký của người dịch.

1. Dịch thuật trong công chứng là gì?

“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”

-Khoản 1 Điều 2 Luật Công Chứng 2014-

Dịch thuật trong công chứng là thủ tục dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (gọi là bản dịch) và bản dịch này được coi là một văn bản công chứng và có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. 

Tìm hiểu thêm về dịch thuật công chứng: https://joiegarden.vn/huong-dan-soan-bo-ho-so-dich-thuat-cong-chung/

Câu hỏi đặt ra: Ai là đối tượng tham gia dịch thuật trong công chứng và trách nhiệm của họ là gì?

2. Đối tượng tham gia dịch thuật trong công chứng

Căn cứ Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì người dịch phải đạt các tiêu chuẩn, điều kiện được quy định tại Điều 27, cụ thể:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  • Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.

Ví dụ: Ông A tốt nghiệp thạc sĩ luật quốc tế tại Trung Quốc, chương trình học bằng tiếng Trung thì ông A đủ tiêu chuẩn để được dịch tiếng Trung Quốc. Bà B tốt nghiệp cử nhân kinh tế tại Nhật Bản nhưng chương trình học bằng tiếng Anh thì bà B chỉ đủ tiêu chuẩn dịch tiếng Anh. (Không được dịch tiếng Nhật)

  • Đối với trường hợp ngôn ngữ không phổ biến và người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ hoặc bằng tốt nghiệp đại học về ngôn ngữ đó thì phải thông thạo sử dụng ngôn ngữ cần dịch. 

Ngôn ngữ không phổ biến là loại ngôn ngữ ít được thể hiện trên văn bản, giấy tờ và ít người biết dịch ngôn ngữ đó ra tiếng Việt hoặc ngược lại như tiếng Ả Rập, tiếng Ấn Độ, tiếng Mông Cổ,…

Để chứng minh “thông thạo sử dụng ngôn ngữ cần dịch” trong trường hợp này, người dịch cần nộp giấy tờ khác (nếu có)bản cam kết về việc thông thạo ngôn ngữ không phổ biến đó cho Phòng Tư pháp. Và trong giai đoạn yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch, người dịch phải nộp bản cam kết về việc thông thạo loại ngôn ngữ không phổ biến đó và chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch.

Hiện nay, Luật không quy định cụ thể về điều kiện chứng minh người dịch phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch đối với trường hợp ngôn ngữ không phổ biến và đây không phải là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, người dịch phải có bản cam kết về việc thông thạo ngôn ngữ không phổ biến, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. 

3. Trách nhiệm của cộng tác viên dịch thuật

Người tham gia dịch thuật trong Phòng Tư pháp là cộng tác viên dịch thuật đảm bảo các điều kiện nêu trên và có ký hợp đồng cộng tác viên dịch thuật với Phòng Tư pháp. 

Về tính chất yêu cầu độ chính xác cao của văn bản trước khi được công chứng, cộng tác viên dịch thuật có trách nhiệm đảm bảo với Phòng Tư pháp về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện. 

Những loại giấy tờ, văn bản không được dịch:

  1. Giấy tờ, văn bản đã bị tẩy xoá, sửa chữa; thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
  2. Giấy tờ, văn bản bị hư hỏng, cũ nát không xác định được nội dung.
  3. Giấy tờ, văn bản đóng dấu mật của cơ quan tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được dịch.
  4. Giấy tờ, văn bản có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
  5. Giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự. (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.

Tham khảo thêm các trường hợp không được công chứng bản dịch tại: https://joiegarden.vn/08-truong-hop-khong-duoc-cong-chung-ban-dich/

Nếu bạn đang có nhu cầu công chứng hồ sơ, tài liệu, cần thông qua dịch thuật văn bản thì hãy tránh các trường hợp nêu trên để đảm bảo quá trình yêu cầu công chứng được xử lý nhanh chóng và thuận lợi nhé!

Trường hợp cộng tác viên phiên dịch gây ra thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác thì phải hoàn trả lại một khoản tiền cho Phòng Tư Pháp. Vì theo quy định tại Điều 38 Luật Công chứng, tổ chức hành nghề công chứng phải đứng ra bồi thường trực tiếp cho người yêu cầu công chứng, cá nhân, tổ chức khác. 

4. Chứng thực chữ ký người dịch

Tại sao cần chứng thực chữ ký người dịch?

Chứng thực chữ ký người dịch là bắt buộc vì khi công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện thì người phiên dịch có trách nhiệm ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.

Từ thủ tục trên, chúng ta thấy rằng người dịch có trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của nội dung bản dịch

4.1. Thẩm quyền chứng thực chữ ký của người dịch

  • Phòng tư pháp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Tư pháp thực hiện việc chứng thực, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
  • Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được uỷ quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
  • Lưu ý: Việc chứng thực chữ ký của người dịch sẽ không được làm ở cấp xã, phường, thị trấn.

4.2 Thủ tục chứng thực chữ ký người dịch

4.3. Thời hạn thực hiện chứng thực chữ ký người dịch

  • Nộp trước 15h: Cơ quan tiếp nhận yêu cầu và đảm bảo giải quyết trong ngày
  • Nộp sau 15h: Cơ quan tiếp nhận yêu cầu và xử lý sang ngày hôm sau

–    Có thể kéo dài theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. 

5. Tổng kết

Dịch thuật trong công chứng có ý nghĩa quan trọng đối với các hồ sơ có yếu tố nước ngoài như hồ sơ xuất khẩu lao động, hồ sơ du học, định cư, du lịch,…

Bài viết đã chia sẻ đến bạn những thông tin quy định về dịch thuật trong công chứng và thủ tục chứng thực chữ ký người dịch tại Phòng Tư Pháp. Việc nắm rõ quy trình làm việc và các yêu cầu trên sẽ hỗ trợ rất nhiều khi bạn yêu cầu công chứng bản dịch tại Phòng Tư Pháp. 

Đọc thêm tại: 

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Luat-Cong-chung-2014-238638.aspx;

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Nghi-dinh-23-2015-ND-CP-cap-chung-thuc-ban-sao-tu-ban-chinh-chung-thuc-chu-ky-266857.aspx

Chia sẻ :

Bài viết mới

Yêu Cầu Tư Vấn

Xin gửi lại thông tin cho chúng tôi. Joie Garden sẽ liên hệ để tư vấn thêm cho bạn

Yêu Cầu Tư Vấn

Xin gửi lại thông tin cho chúng tôi. Joie Garden sẽ liên hệ để tư vấn thêm cho bạn