Tìm kiếm
Close this search box.

Điểm khác biệt giữa công chứng và chứng thực hợp đồng

Khi ký kết các hợp đồng, thỏa thuận, giao dịch có giá trị pháp lý, việc công chứng và chứng thực hợp đồng là vấn đề quan trọng cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc định nghĩa, sự khác biệt giữa công chứng và chứng thực hợp đồng để bạn đọc nắm rõ và lựa chọn đúng phương thức phù hợp. 

1. Công chứng là gì?

“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”

Hiện nay, hoạt động công chứng được điều chỉnh của Luật Công chứng 2014, và được thể hiện qua 05 yếu tố sau: 

  1. Người có thẩm quyền thực hiện chứng thực là công chứng viên.
  2. Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch. Điều này được thể hiện trong 03 cấp độ khác nhau:

+ Xác định đúng người yêu cầu công chứng thông qua giấy tờ tùy thân, ý thức, sự tự nguyện, không chịu bất kỳ sự ép buộc nào từ bên ngoài.

+ Người yêu cầu công chứng phải xuất trình đầy đủ giấy tờ, tài liệu liên quan đến hợp đồng, giao dịch đó.

+ Xác định bản chất thực của các hợp đồng, giao dịch có phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của các bên tham gia hay không, thoả thuận có nhằm che dấu mục đích nào khác hay không.

  1. Hợp đồng, giao dịch được công chứng thuộc trường hợp bắt buộc công chứng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng.
  2. Chỉ công chứng hợp đồng, giao dịch được thể hiện bằng văn bản, không công chứng đối với hợp đồng, giao dịch bằng lời nói, hành vi cụ thể.
  3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố vô hiệu. 

Tìm hiểu chi tiết về Công chứng hợp đồng song ngữ tại: https://joiegarden.vn/cong-chung-chung-thuc-hop-dong-song-ngu-duoc-khong/ 

Ví dụ về công chứng: 

  • Công chứng hợp đồng mua bán, sang nhượng nhà đất: Việc mua bán bất động sản có giá trị lớn nên cần được công chứng để đảm bảo quyền lợi cho các bên.
  • Công chứng di chúc: Di chúc là văn bản quan trọng liên quan đến quyền lợi thừa kế nên cần được công chứng để có giá trị pháp lý cao.
  • Công chứng hợp đồng lao động: Đối với những hợp đồng lao động dài hạn, có giá trị lớn, nhạy cảm cũng nên công chứng.
  • Công chứng hợp đồng liên doanh, hợp tác kinh doanh: Giúp các bên đảm bảo quyền lợi trong hợp đồng hợp tác làm ăn.

2. Chứng thực là gì?

Chứng thực hợp đồng, giao dịch có thể được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Theo đó, người yêu cầu chứng thực phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch.

Hiện nay, chưa có quy định chính thức về định nghĩa chứng thực, nhưng theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì hoạt động chứng thực sẽ bao gồm:

  • Chứng thực bản sao từ bản chính;
  • Chứng thực chữ ký;
  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Hãy tìm hiểu thêm về dịch thuật trong công chứng và chứng thực chữ ký người dịch tại đây nhé!

Ví dụ về chứng thực: 

  • Chứng thực bản sao các loại giấy tờ: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, bằng cấp, giấy khai sinh…từ sổ gốc.
  • Chứng thực các hợp đồng dân sự đơn giản: hợp đồng ủy quyền, hợp đồng vay tài sản cá nhân…
  • Chứng thực văn bản từ chối nhận thừa kế: trường hợp không muốn nhận di sản thừa kế.

3. Phân biệt giữa công chứng và chứng thực

Để giúp bạn đọc dễ dàng theo dõi những điểm khác biệt của công chứng và chứng thực thì bài viết sẽ lập bảng so sánh theo các tiêu chí đánh giá, bao gồm: bản chất, cơ quan thực hiện, người có thẩm quyền, trách nhiệm của người thực hiện, giá trị pháp lý, trách nhiệm bồi thường và cuối cùng là pháp luật điều chỉnh.

Tiêu chíCông chứngChứng thực
Bản chấtChứng nhận nội dung của hợp đồng
(Tính xác thực và hợp pháp)
Chứng thực hình thức
(thời gian, địa điểm, năng lực, ý chí, chữ ký, dấu chỉ điểm)
Cơ quan thực hiệnPhòng công chứng, văn phòng công chứngPhòng tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã
Người có thẩm quyềnCông chứng viên– Trưởng phòng, phó phòng tư pháp cấp huyện
– Chủ tịch, phó chủ tịch UBND cấp xã 
Trách nhiệm của người thực hiệnChịu trách nhiệm về nội dungChịu trách nhiệm về hình thức
Giá trị pháp lýGiá trị chứng cứ không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. Giá trị chứng minh về các thông tin hình thức của hợp đồng
Trách nhiệm bồi thườngTổ chức hành nghề công chứng
(công chứng viên hoàn trả lại tiền cho tổ chức hành nghề công chứng)
Người thực hiện chứng thực
Pháp luật điều chỉnhLuật công chứng 2014Nghị định số 23/2015/NĐ-CP
Bảng phân biệt giữa công chứng và chứng thực

Tùy theo từng trường hợp cụ thể và nhu cầu, bạn hãy cân nhắc để lựa chọn một trong hai hình thức công chứng và chứng thực để phù hợp nhé! Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích để bạn nắm rõ 02 phương thức này, góp phần bảo vệ quyền lợi khi kết kết các hợp đồng, giao dịch. 

Luật Công chứng 2014: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Luat-Cong-chung-2014

Nghị định số 23/2015/NĐ-CP:

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Nghi-dinh-23-2015-ND-CP-cap-chung-thuc-ban-sao-tu-ban-chinh-chung-thuc-chu-ky

Chia sẻ :

Bài viết mới

Yêu Cầu Tư Vấn

Xin gửi lại thông tin cho chúng tôi. Joie Garden sẽ liên hệ để tư vấn thêm cho bạn

Yêu Cầu Tư Vấn

Xin gửi lại thông tin cho chúng tôi. Joie Garden sẽ liên hệ để tư vấn thêm cho bạn