Tìm kiếm
Close this search box.

02 Điều kiện đăng ký làm cộng tác viên dịch thuật

Cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp, hay còn gọi là người dịch thuật công chứng cần đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện nhất định để tham gia vào công việc dịch thuật của Phòng Tư Pháp. Bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch và cách để trở thành một cộng tác viên dịch thuật.

1. Tiêu chuẩn, điều kiện của cộng tác viên dịch thuật

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

“Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.” 

Theo đó, người dịch thuật cần đảm bảo không thuộc 03 trường hợp sau:

+ Bị mất năng lực hành vi dân sự: bị bệnh tâm thần, bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi;

+ Khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: tuy chưa mất năng lực hành vi dân sự nhưng tình trạng thể chất hoặc tinh thần của người dịch không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi;

+ Hạn chế năng lực hành vi dân sự: nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác. 

Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.

Trường hợp người dịch thuật có bằng đại học trở lên đối với chuyên ngành khác được học bằng thứ tiếng nước ngoài cần dịch thì người dịch cần xuất trình thêm bảng điểm hoặc giấy tờ chứng minh ngôn ngữ học của mình.

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A có trình độ thạc sĩ Luật Quốc tế tại Trung Quốc, chương trình học bằng tiếng Trung Quốc, ông A có đủ tiêu chuẩn để dịch tiếng Trung Quốc.

Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn B là cử nhân kinh tế tại Nhật Bản nhưng chương trình học bằng tiếng Anh, ông B có đủ tiêu chuẩn để dịch tiếng Anh, nhưng ông B không được dịch tiếng Nhật.

Ngôn ngữ phổ biến là gì?

Bạn có thể hiểu rằng ngôn ngữ phổ biến là thứ tiếng được thể hiện trên nhiều giấy tờ, văn bản được sử dụng tại Việt Nam và có nhiều người Việt Nam có thể dịch ngôn ngữ này ra tiếng Việt hoặc ngược lại. 

Những ngôn ngữ được coi là phổ biến hiện nay như: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật Bản, tiếng Tây Ban Nha.

  • Trường hợp ngôn ngữ không phổ biến, người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.

Căn cứ Điều 27 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, nếu không có bằng cấp đối với ngôn ngữ không phổ biến cần dịch thì người dịch thuật cần thông thạo ngôn ngữ cần dịch này. 

Ngôn ngữ không phổ biến là gì?

Ngôn ngữ không phổ biến là ngôn ngữ ít được thể hiện trên giấy tờ, văn bản sử dụng tại Việt Nam và ít người có thể dịch được ngôn ngữ này ra tiếng Việt hoặc ngược lại. 

Những ngôn ngữ không phổ biến: tiếng Mông Cổ, tiếng Ấn Độ,…

Một vấn đề đặt ra: Đối với trường hợp này, tôi có cần cung cấp giấy tờ chứng minh trình độ thông thạo ngôn ngữ đó hay không?

Trả lời: Hiện nay, Luật không quy định trường hợp này, nhưng người dịch phải chịu trách nhiệm trước khách hàng, cơ quan thực hiện chứng thực và đảm bảo nội dung dịch thuật, không vi phạm các trường hợp không được dịch để chứng thực chữ ký người dịch tại Điều 32 Nghị định 23/2015/NĐ-CP. 

2. Quy trình xét chọn cộng tác viên dịch thuật

Bước 1: Khi tham gia ứng tuyển, người dịch thuật cần đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện được nêu tại mục 1.

Bước 2: Phòng Tư pháp kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện của cộng tác viên dịch thuật và lập danh sách cộng tác viên dịch thuật của phòng.

Bước 3: Phòng Tư pháp báo cáo Sở Tư pháp phê duyệt danh sách.

Bước 4: Sau khi đã được Sở Tư pháp phê duyệt, Phòng Tư pháp niêm yết công khai tại trụ sở để tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu chứng thực trong việc liên hệ với người dịch. 

(Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp phải ký hợp đồng cộng tác viên dịch thuật với Phòng Tư pháp, trong nội dung hợp đồng xác định rõ trách nhiệm của người dịch đối với nội dung, chất lượng của bản dịch.)

3. Cộng tác viên dịch thuật đăng ký chữ ký mẫu

Đăng ký chữ ký mẫu là bước bắt buộc phải thực hiện tại Phòng Tư pháp. 

Đăng ký mới chữ ký mẫu:

Cộng tác viên dịch thuật sẽ tiến hành nộp văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu và trực tiếp ký trước mặt Trưởng Phòng Tư pháp 03 chữ ký mẫu trong văn bản đề nghị đăng ký.

Đăng ký thay đổi chữ ký mẫu:

Nếu cộng tác viên muốn thay đổi chữ ký thì cần có văn bản đề nghị đăng ký lại chữ ký mẫu và ký 03 chữ ký trong văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu trước mặt Trưởng Phòng Tư pháp. 

4. Tổng kết

Cộng tác viên dịch thuật đóng vai trò quan trọng trong thủ tục dịch thuật công chứng. Do đó họ cần có cam kết và có trách nhiệm đối với công việc này thông qua hợp đồng cộng tác viên dịch thuật với Phòng Tư pháp và chứng thực chữ ký của họ trong các bản dịch. Bài viết cung cấp đến bạn thông tin chi tiết các tiêu chuẩn, điều kiện của cộng tác viên dịch thuật theo quy định mới hiện nay, quy trình xét chọn và cách thức đăng ký chữ ký mẫu sau khi trở thành cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp. 

Nếu bạn đang có nhu cầu dịch thuật công chứng hay hợp pháp hóa lãnh sự hồ sơ, hãy liên hệ Joie Garden để được hỗ trợ chi tiết. 

Nguồn tham khảo: 

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Nghi-dinh-23-2015-ND-CP-cap-chung-thuc-ban-sao-tu-ban-chinh-chung-thuc-chu-ky-266857.aspx

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-01-2020-TT-BTP-huong-dan-ve-cap-ban-sao-tu-so-goc-chung-thuc-chu-ky-436529.aspx

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015-296215.aspx

Đọc thêm các bài viết liên quan:

Dịch thuật trong công chứng – Chứng thực chữ ký người dịch

Hướng dẫn soạn bộ hồ sơ dịch thuật công chứng

Hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu nước ngoài trước khi dịch thuật công chứng

Chia sẻ :

Bài viết mới

Yêu Cầu Tư Vấn

Xin gửi lại thông tin cho chúng tôi. Joie Garden sẽ liên hệ để tư vấn thêm cho bạn

Yêu Cầu Tư Vấn

Xin gửi lại thông tin cho chúng tôi. Joie Garden sẽ liên hệ để tư vấn thêm cho bạn