検索
Close this search box.

08 Trường hợp không được công chứng bản dịch 

Công chứng bản dịch có ý nghĩa pháp lý quan trọng, có giá trị sử dụng tương tự như giấy tờ, văn bản được dịch. Do đó, để tránh trường hợp lạm dụng, sử dụng với mục đích không chính đáng thì Luật hiện nay đưa ra các trường hợp không được công chứng bản dịch.

Bài viết sẽ giúp bạn liệt kê danh sách các trường hợp không được công chứng bản dịch, cụ thể là những loại tài liệu không nên đem đi công chứng dịch thuật để tránh bị từ chối.

1. Tài liệu có nội dung bản dịch vi phạm pháp luật

Tài liệu bị coi là vi phạm pháp luật khi có nội dung trái với các quy định hiện hành. Trong Luật Công Chứng sẽ không nêu chi tiết trường hợp này nhưng bạn có thể xem chi tiết tại các quy định của pháp luật hiện hành. Ví dụ:

–   Tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội như lừa đảo, rửa tiền, khủng bố, mại dâm;

–   Tài liệu có nội dung kích động, lật đổ chính quyền, xúc phạm danh dự nhân phẩm;

–   Tài liệu vi phạm các quy định về quản lý kinh tế, thuế, hải quan;

–   Tài liệu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như sao chép sách trái phép;

–   Các hợp đồng, giao dịch dân sự vi phạm pháp luật như mua bán ma tuý, vũ khí trái phép;

–   Tài liệu giả mạo chữ ký, con dấu của cá nhân, tổ chức.

Những nội dung này thường dễ nhận biết trong tài liệu được yêu cầu công chứng dịch thuật và công chứng viên có thể phát hiện, từ chối công chứng.

2. Tài liệu có nội dung trái đạo đức xã hội

Những nội dung trái đạo đức xã hội thường mang tính xung đột hoặc vi phạm các chuẩn mực đạo đức chung của xã hội. Ví dụ:

–   Tài liệu có nội dung khiêu dâm, đồi truỵ, truyền bá các hành vi tình dục không lành mạnh;

–   Tài liệu có nội dung bôi nhọ, vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm của cá nhân, tổ chức;

–   Tài liệu kích động hành vi bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội;

–   Tài liệu liên quan đến các hoạt động mê tín dị đoan, hoang đường;

–   Tài liệu có chứa nội dung kỳ thị chủng tộc, giới tính, phân biệt đối xử;

–   Tài liệu vi phạm các chuẩn mực văn hoá, giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc;

–   Các tài liệu khác có nội dung tác động xấu đến đạo đức, lối sống lành mạnh trong xã hội.

3. Tài liệu có nội dung tạo điều kiện thực hiện giao dịch giả tạo, hành vi gian dối

Tài liệu có chứa nội dung tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối được hiểu là cố ý làm sai lệch sự thật, lừa dối người khác vì mục đích cá nhân hay nhóm tập thể nhất định. Ví dụ:

–   Giả mạo chữ ký, con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức;

–   Tài liệu chứa thông tin không đúng sự thật về CMND, CCCD, hộ chiếu;

–   Tài liệu chứa thông tin không đúng sự thật về họ tên, địa chỉ,…

–   Giả mạo bằng cấp, chứng chỉ để xin việc hoặc hưởng lợi ích;

–   Tài liệu nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

4. Tài liệu chứa nội dung về tài sản liên quan đến công chứng viên

Nếu tài sản, lợi ích liên được thể hiện trong bản dịch có liên quan đến các mối quan hệ sau thì công chứng viên không được phép công chứng dịch thuật: Vợ – chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi.

5. Người yêu cầu công chứng bản dịch không xuất trình được bản dịch Tiếng Việt

Theo Điều 11 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng, chứng thực là tiếng Việt. Đây là một quy định bắt buộc cho nên trường hợp bản dịch cần được sử dụng không phải tiếng Việt thì cần dịch một bản sang tiếng Việt để công chứng dịch thuật.

Mời bạn đọc thêm tại: 

Mời bạn đọc thêm bài viết về ngôn ngữ trong công chứng bản dịch

 6. Các trường hợp khác

Ngoài ra, có 03 trường hợp công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch được quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 61 Luật Công chứng 2014, cụ thể như: bản chính sai thẩm quyền, không hợp lệ, bản chính giả; giấy tờ được yêu cầu bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt, hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung; giấy tờ được yêu cầu thuộc bí mật nhà nước, cấm phổ biến.

Đọc thêm tại: https://joiegarden.vn/dich-thuat-trong-cong-chung-chung-thuc-chu-ky-nguoi-dich/

Tóm lại, việc công chứng bản dịch các loại tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt là cần thiết trong nhiều trường hợp để phục vụ công việc, sinh hoạt của cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam, một số loại tài liệu sẽ không được công chứng dịch thuật, bao gồm các tài liệu vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; tài liệu liên quan đến bí mật nhà nước; tài liệu không có bản chính…

Do vậy, khi yêu cầu dịch thuật và công chứng các tài liệu, bạn cần tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Điều này nhằm đảm bảo tính hợp pháp, chính xác và giá trị sử dụng của bản dịch được công chứng.

Cơ sở pháp lý:

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Luat-Cong-chung-2014-238638.aspx

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Nghi-dinh-23-2015-ND-CP-cap-chung-thuc-ban-sao-tu-ban-chinh-chung-thuc-chu-ky-266857.aspx

Chia sẻ :

Bài viết mới

ご相談ある方

以下の基本情報を入力してください。その後、Joie Garden から具体的なアドバイスについてご連絡させていただきます。

ご相談ある方

以下の基本情報を入力してください。その後、Joie Garden から具体的なアドバイスについてご連絡させていただきます。