I. Phiên dịch công chứng (PDCC) là gì?
Theo khoản 3, Điều 47 Luật Công chứng năm 2014 quy định về người phiên dịch: Trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt thì họ phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu công chứng mời và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình.
➡ PDCC là công việc đi phiên dịch ngoại ngữ cho người nước ngoài không thông thạo tiếng Việt có nhu cầu đi công chứng hồ sơ, văn bản tại cơ quan công quyền ở Việt Nam. Người phiên dịch sẽ giúp đối tượng nước ngoài hiểu rõ nội dung giấy tờ, quy định hành chính, để họ hiểu và thực hiện thành công các thủ tục công chứng.
Các loại văn bản phiên dịch công chứng khi thực hiện tại văn phòng công chứng viên:
- Hợp đồng ủy quyền – Giấy ủy quyền
- Hợp đồng tặng cho/ chuyển nhượng
- Văn bản thỏa thuận/ cam kết tài sản riêng vợ chồng
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản/ di chúc…
Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng 2014 thì tiêu chuẩn của cộng tác viên phiên dịch được đề cập như sau:
“1. Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.”
Vì vậy đầu tiên người phiên dịch phải là Cộng tác viên (CTV) của phòng công chứng, và điều kiện để trở thành CTV là:
_ Người đủ khả năng về hành vi dân sự cả thể chất lẫn tinh thần: Cụ thể là có khả năng tự kiểm soát hành vi, không bị các bệnh tâm thần, không sử dụng các chất kích thích, gây nghiện.
_ Người đủ trình độ bằng cấp về ngoại ngữ cần dịch: Cụ thể là có bằng cử nhân ngoại ngữ hay bằng Đại học trở lên đối với ngôn ngữ dịch. Trong trường hợp ngôn ngữ dịch là ngôn ngữ không phổ biến (ví dụ tiếng Mông Cổ, Ấn Độ …), không có nơi giảng dạy uy tín ở Việt Nam nên không thể có chứng chỉ, bằng cấp cụ thể thì người dịch phải làm cam kết, cam đoan chịu toàn bộ trách nhiệm về độ chính xác trong dịch thuật.
▶▶▶Điều kiện và cách thức đăng ký làm CTV dịch thuật◀◀◀
II. Khác nhau giữa phiên dịch và biên dịch công chứng:
Biên dịch công chứng | Phiên dịch công chứng | |
Hình thức thủ tục | Người nước ngoài cần cung cấp văn bản cần biên dịch mà không phải có mặt trực tiếp. | Cần người nước ngoài đích thân đến cơ quan hành chính làm thủ tục. |
Công tác viên dịch thuật | Tiến hành dịch thuật và công chứng văn bản tại Phòng Tư Pháp/ Văn phòng công chứng viên | Cùng với đối tượng nước ngoài đến cơ quan hành chính, dịch nội dung và hỗ trợ hoàn tất thủ tục tại chỗ. |
Đối tượng nước ngoài | Dù thông thạo tiếng Việt cũng không thể tự công chứng bản dịch tại Phòng Tư Pháp theo quy định. | Nếu thông thạo tiếng Việt có thể tự mình thực hiện thủ tục công chứng mà không cần phiên dịch. |
Joie Garden tự hào có thể cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ biên dịch lẫn phiên dịch công chứng bằng nhiều thứ tiếng: Anh, Nhật, Hàn, Trung, Tây Ban Nha, Đức …
Nếu có nhu cầu tư vấn xin hãy liên hệ:
https://www.facebook.com/joiegardenvn
Nguồn tham khảo:
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/quy-dinh-ve-cong-chung-ban-dich-160.html